Những giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ là cơ hội để bố mẹ có hướng can thiệp và cách phát triển phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng não bộ của con. Ngoài yếu tố bấm sinh, Trí Thông Minh của trẻ còn được tác động bởi rất nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, quá trình tập luyện mỗi ngày.
Vậy, giai đoạn phát triển trí não của trẻ bao gồm những gì, não bé phát triển nhanh nhất ở giai đoạn nào, trí não phát triển đến năm bao nhiêu tuổi hay vẫn có thể tiếp tục bồi dưỡng trong tương lai. Hy vọng bài viết hôm nay có thể giúp bố mẹ tìm ra lời giải cho những vấn đề trên.
Các giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ
Từ giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Đây là thời kỳ bộ não phát triển nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Sự phát triển trí não trong giai đoạn này có tác động lâu dài đến khả năng học tập và thành công của trẻ trong trường học và cuộc sống.
- Giai đoạn bé từ 0 – 6 tháng
Đây là thời kỳ khởi đầu sau sinh, là một trong những giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Não của bé sẽ phát triển nhờ những trải nghiệm và mối quan hệ mà bé tiếp xúc hàng ngày.
Trẻ sơ sinh học được cách biểu lộ cảm xúc thông qua việc quan sát cha mẹ và người chăm sóc. Trẻ có thể phản ứng với các chuyển động và âm thanh khác nhau như khóc, la hét, mỉm cười và thủ thỉ.
- Giai đoạn bé từ 6 – 12 tháng.
Khi được 12 tháng tuổi, não bộ của bé đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng về khối lượng và chức năng, tăng gấp đôi kích thước so với lúc sinh. Bé sẽ có mối liên hệ với những gì bé nhìn, nghe, cảm nhận và nếm được.
Thời gian bé vui chơi, tương tác với cha mẹ và các thành viên trong gia đình cung cấp các cơ hội giúp bé học tập, hoàn thiện chức năng vận động và tương tác xã hội của mình.
- Giai đoạn 1 – 3 tuổi
Đến 3 tuổi, não của trẻ có khoảng 1.000 nghìn tỷ kết nối não (khớp thần kinh), đạt kích thước bằng khoảng 80% kích thước bộ não ở người trưởng thành.
Đây là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ vô cùng quan trọng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời, cùng với sự tương tác với ba mẹ và môi trường xung quanh sẽ giúp não bộ bé phát triển nhanh chóng.
Giai đoạn 1-3 tuổi là một trong những giai đoạn não bộ phát triển nhanh về kích thước và chức năng.
- Giai đoạn từ 3 – 5 năm tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập lớp mầm, lớp lá, gặp gỡ thầy cô và bạn bè cùng trang lứa, là một trong những giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Do đó, dựa trên nền tảng phát triển trong 5 năm đầu, trí não của trẻ sẽ được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thông qua sự tương tác với xã hội, mọi người xung quanh. Khi bé được 5 tuổi, kích nước bộ não sẽ bằng khoảng 90% kích thước não ở người trưởng thành.
Từ 3 – 5 tuổi, não bộ của bé sẽ phát triển và hoàn thiện các chức năng ngôn ngữ, tương tác với mọi người và xã hội xung quanh.
- Giai đoạn tuổi dậy thì
Khi đến tuổi vị thành niên, các khớp thần kinh của não sẽ đạt con số khoảng 500 nghìn tỷ, một con số tương đối ổn định khi trưởng thành. Sự phát triển của não sẽ ưu tiên các kết nối, chức năng được sử dụng thường xuyên nhất như việc tương tác với xã hội, khả năng học tập, làm việc,…
Để bé có thể phát triển và hoàn thiện chức năng não bộ một cách tốt nhất, ba mẹ cần cung cấp cho bé chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khuyến khích bé tham gia các hoạt động tương tác với xã hội để bé tự khám phá bản thân, con người và những điều thú vị xung quanh mình.
- Trí não phát triển đến năm bao nhiêu tuổi?
Bộ não là trung tâm chỉ huy của cơ thể con người. Trẻ sơ sinh có tất cả các tế bào não mà chúng sẽ có trong suốt quãng đời còn lại, nhưng chính các kết nối giữa các tế bào này mới thực sự làm cho não hoạt động.
Kết nối não bộ cho phép bé di chuyển, suy nghĩ, giao tiếp và làm mọi thứ. Việc tăng cường chăm sóc bé trong những giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ là rất quan trọng để tạo ra những kết nối này.
Các khu vực khác nhau của não chịu trách nhiệm cho các khả năng khác nhau, như chuyển động, ngôn ngữ, cảm xúc, và phát triển với tốc độ khác nhau. Não càng phát triển thì các kết nối trên não sẽ liên kết với nhau theo những cách phức tạp hơn. Điều này cho phép trẻ thực hiện những hoạt động và suy nghĩ theo cách phức tạp hơn.
Theo nhiều nghiên cứu về sự phát triển não bộ, cho thấy rằng não bộ sẽ trưởng thành hoàn toàn vào khoảng tuổi 25. Khi ấy, những chức năng cơ bản như ăn, uống, đi lại, ngôn ngữ.. đều đã được hoàn thiện. Sau độ tuổi này, cơ thể sẽ tiếp tục học những điều mới và tăng thêm sự liên kết thần kinh cho đến khi dần lão hóa ở người già.
Trí não của mỗi người thường hoàn thiện việc phát triển về kích thước và chức năng vào năm 25 tuổi.
- Dinh dưỡng phát triển trí não
Vì não là trung tâm điều khiển của cơ thể, có nhiệm vụ giữ cho tim đập và hô hấp, đồng thời cho phép cơ thể di chuyển, cảm nhận và suy nghĩ. Đó là lý do ba mẹ nên chú ý làm sao để não bộ của bé ở trạng thái hoạt động cao nhất.
Thực phẩm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các chất vi lượng hằng ngày, giúp cho não của bé luôn khỏe mạnh, cải thiện chức năng như trí nhớ và sự tập trung.
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bộ não mà ba mẹ nên cân nhắc trong việc lựa chọn và bổ sung cho trẻ hằng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ:
- Các loại cá: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi,.. là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega – 3, rất cần thiết cho việc xây dựng cấu trúc và chức năng của não, cơ quan có 60% thành phần là chất béo.
- Quả việt quất: Cung cấp anthocyanins có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp cải thiện việc giao tiếp giữa các tế bào não.
- Bông cải xanh: Loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin K. Đây là loại vitamin cần thiết để hình thành sphingolipid, một loại chất béo có nhiều trong các tế bào não, giúp cải thiện trí nhớ và trạng thái nhận thức tốt hơn.
- Bí ngô: Cả quả cùng với hạt bí ngô chứa chất chống oxy hóa, magiê, sắt, kẽm và đồng, hỗ trợ sự hoàn thiện các tín hiệu thần kinh, trí nhớ,..
- Sô cô la đen và bột ca cao: chứa một số hợp chất tăng cường trí não, bao gồm flavonoid, caffeine và chất chống oxy hóa.
- Các loại hạt: Có chứa chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa và vitamin E, giúp hỗ trợ hệ tim mạch và chức năng của não như nhận thức, trí nhớ,..
- Các loại trái cây như cam, ổi, kiwi, cà chua, dâu tây,..: có chứa nhiều vitamin C, yếu tố chính trong việc ngăn ngừa sự suy giảm tinh thần, hỗ trợ chức năng tập trung, trí nhớ, sự chú ý và tốc độ ra quyết định.
- Trứng: Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bộ não, gồm vitamins B6, B12, folate và choline, hỗ trợ sự hình thành, sửa chữa các tế bào thần kinh.
Sữa StaVietnam Trao Chất Lượng Nhận Yêu Thương
ST: Trần Ngọc Sơn
#stavietnam.com